Vai trò của các loài vi sinh vật có ích mà Lalitha 21 mang lại cho đất trồng

Vi khuẩn Azospirillum sp.

  • Chế phẩm sinh học chứa loại vi khuẩn này được sử dụng trong canh tác nông nghiệp giúp tăng năng suất, giảm lượng phân bón hóa học, tăng hiệu quả và sử dụng tối đa các chất dinh dưỡng có trong đất (Hungria et al., 2010).
  • Thích hợp với hơn 100 loài cây khác nhau, giúp cây trồng phát triển và tăng trưởng tốt. chứng tỏ loại vi khuẩn này thích nghi với đa dạng điều kiện dinh dưỡng khác nhau (Puente et al., 2009).
  • Giúp cố định ni-tơ (N), tạo ra các chất kích thích tăng trưởng thực vật (như axit indole-3-acetic, axit gibberellic, zeatin, ethylene), chất điều hòa sinh trưởng (axit abscisic, diamine cadaverine), enzyme (pectinolytics)… có ích cho sự phát triển của rễ cây. Ngoài ra, vi khuẩn Azospirillum còn thúc đẩy phát triển các vi sinh vật có lợi khác ở vùng rễ của cây (Perig et al., 2007; Cassán et al., 2013a, b).
  • Trong điều kiện khắc nghiệt về nước, Azospirillum có khả năng bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển và đạt năng suất cao hơn của cây trồng. Loại vi khuẩn này có khả năng thích nghi tốt trong điều kiện thiếu nước, giúp cây tăng khả năng hấp thu nước và chất dinh dưỡng (Perig et al., 2006; Cassán et al., 2016).

Azospirilium

Vi khuẩn Pseudomonas sp.

  • Vi khuẩn này thích hợp khi ứng dụng trong nông nghiệp, đặc biệt là cải tạo đất trồng bị thiếu hàm lượng lân dễ tiêu (Ahemad và Kibret, 2014).
  • Giúp tạo ra các enzyme phân giải photphat, axit hữu cơ (axit gluconic, axit citric); các chất điều hòa sinh trưởng thực vật (auxin, gibberelline, axit abscisic), làm giảm hàm lượng ethylene (do stress nước); ngoài ra, chúng còn tạo các loại kháng sinh tự nhiên (pyrolnitrin, pioluteorin, 2,4-diacetyl fluoroglucinol) giúp toàn bộ cây tăng khả năng đề kháng, ức chế các loại nấm và khuẩn có hại gây bệnh (Rossi et al. 2013).
  • PseudomonasAzospirillum sp. tăng trưởng tốt trong đất sẽ giúp rễ tạo mới, khỏe và hấp thu dưỡng chất tốt hơn; tăng sinh khối rễ, chồi, lá; tăng diện tích lá và các sắc tố quang hợp; làm giảm sự tích tụ xenobiotic trong lá và hạt (đối với đất có sử dụng thuốc diệt cỏ glyphosate) (Travaglia et al., 2015).

Pseudomonas

Nấm Trichoderma

  • Đây là một loại nấm có lợi, sống tự do, chúng giúp kiểm soát sinh học, đối kháng mầm bệnh, có khả năng phân giải các chất dinh dưỡng trong đất và sản sinh các chất giúp thúc đẩy cây trồng phát triển (Consolo et al., 2014).
  • Sự tồn tại của nấm đối kháng Trichoderma trong đất sẽ giúp chống lại một số nấm gây hại ở rễ như Pythium, Phytophthora spp., Rhizoconia spp., Sclerotinia spp., Botrytis spp., Fusarium spp., Crinipellis spp. (đây là những loại nấm gây ra bệnh khô vằn, thối gốc, nứt thân chảy mủ…). Cơ chế tác động của Trichoderma là cạnh tranh dinh dưỡng với nấm hại, tiết kháng sinh và enzyme để phân hủy vách tế bào nấm hại (Đặng Vũ Hồng Miên, 2015).

Trichoderma

Vi khuẩn Bacillus

  • Loại vi khuẩn này sinh sôi trong đất, giúp tiết ra siderophore, phytohormone và antibiotic; hòa tan và huy động photphat cho cây trồng; ức chế sản xuất ethylene thực vật (Whipps, 2001; Idris et al., 2007). Bacillus subtilis được nghiên cứu cho thấy là có khả năng cải thiện khả năng chống chịu của cây trồng với các điều kiện bất lợi của môi trường và sinh vật gây hại.

Bacillussubtilis

Biên tập: Huỳnh Chí Hiếu