Hiện tượng méo trái sầu riêng và cách khắc phục

A. Nguyên nhân gây méo trái (Thiếu cơm):

1. Do thụ phấn:

Trong quá trình thụ phấn cây không đủ dinh dưỡng, không đủ hạt phấn hoặc chất lượng hạt phấn yếu, quá trình thụ phấn diễn ra không hoàn chỉnh.

Dscf8948

2. Cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt, bông và trái:

+ Giai đoạn đầu của quá trình nuôi trái mà cây đi cơi đọt mạnh. Cây chỉ tập trung dinh dưỡng nuôi đọt, không đủ dinh dưỡng dẫn đi nuôi trái. Khi đó sẽ làm cho trái méo, trái chậm lớn, dị hình, thậm chí rụng trái.
+ Trên cây cùng lúc có nhiều kích cỡ bông, cỡ trái dẫn đến sự canh tranh dinh dưỡng, dinh dưỡng sẽ phân tán không đều, có thể làm cho trái phát triển trước bị méo trái, chậm lớn.
+ Cạnh tranh dinh dưỡng trong cùng một chùm. Nhiều bà con sợ trái rụng nhiều, nên để quá nhiều trái trên cùng một chùm mà không tỉa bớt.Dscf8842

3. Thiếu dinh dưỡng:

Thiếu hụt Canxi, Bo, Amino và nhiều nguyên tố trung vi lượng khác
+ Cây bị suy, lá còi cọc, nhỏ, vàng lá, cháy lá… làm khả năng quang hợp của bộ lá rất yếu, tổng hợp dinh dưỡng kém đi, không đủ để nuôi trái.
+ Sau khi xổ nhụy bà con bón phân hóa học quá sớm làm mất cân đối dinh dưỡng, gây sốc…

Cay Sau Rieng Bi Vang La Xu Ly Nhu The Nao

4. Do sâu bệnh:

Cây bị sâu bệnh tấn công, chích hút trực tiếp vào trái, khiến trái bị thối hoặc biến dạng.

Sau Rieng Bi Dom La

5. Phun nhiều thuốc hóa học dẫn đến dư liều:

Dư lượng một loại chất hóa học nào đó, cũng dẫn đến hiện tượng sốc cho trái, dinh dưỡng huy động nuôi trái cũng bị hạn chế, hoặc trái co giãn không đều vì dư lượng thuốc.

B. Biện pháp khắc phục:

– Thụ phấn bổ sung: Tùy theo diện thích canh tác và công lao động, bà con có thể trực tiếp thụ phấn bổ sung hoặc sử dụng côn trùng, thiên địch hỗ trợ thụ phấn.
+ Dụng cụ: Chổi mềm, sợi mảnh như chổi ni-long, chổi bông cỏ.
+ Cách thực hiện: Nhị hoa sầu riêng sẽ bung phấn từ 18h – 22h, trong thời gian này nhà vườn dùng chổi mềm quét lăn đều xung quanh các chùm hoa, để phấn hoa dính đều vào các đầu nhụy, cần nhẹ nhàng tránh làm tổn thương hay gãy vòi nhụy, hư hại chùm bông.

Dơi
– Để tránh hiện tượng cây đi đọt trong quá trình nuôi trái, bà con cần có một cơi đọt hoàn chỉnh, lá già trước khi cây xổ nhụy. Bà con cần bón đầy đủ các loại phân hữu cơ, tưới bổ sung vi sinh định kỳ, để cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt, hoàn thành cơi đọt khỏe.
– Khi trái khoảng 25 – 30 ngày, nếu phát hiện cây có hiện tượng đi đọt, bà con cần phun chặn đọt ngay. Phun bổ sung Canxi – Bo định kỳ sau khi cây đã đậu trái.
– Khi trái trên 30 ngày, bón phân NPK kết hợp trung vi lượng, đảm bảo đủ dinh dưỡng nuôi trái, thúc trái lớn nhanh, tròn đều. Đồng thời, phải kết hợp tưới vi sinh định kỳ, giúp bộ rễ khỏe, phòng ngừa sâu bệnh hại từ trong đất, cây hấp thu dinh dưỡng đều đặn để nuôi trái. Trong giai đoạn này, nên tiến hành chọn lọc loại bỏ những trái méo, dị hình, giữ lại những trái tròn đều, đẹp. Tiến hành loại bỏ trái cho đến khi trái to như cái chén, thì quá trình tuyển chọn trái sẽ gần như hoàn thành.

Dscf9177
– Khi trái được 1 – 1,5 kg, đây là giai đoạn vô cơm tạo chất lượng quả, thì bà con cần tăng liều lượng bón kết hợp phun qua lá, để bộ lá có thể quang hợp tốt hơn, cây hấp thu đủ dinh dưỡng nuôi trái.
– Giai đoạn trái được khoảng 70 ngày, lúc này bà con cân đối giảm hoặc bỏ hẳn hàm lượng đạm, chỉ bón Kali để giúp trái chuyển hóa nhanh lượng tinh bột và tăng phẩm chất trái, cũng như giúp màu sắc vỏ trái bóng đẹp.
– Toàn bộ quá trình đậu trái và dưỡng trái, bà con cần sử dụng cân đối hàm lượng giữa đạm, lân, kali cùng trung vi lượng để cây phát triển đều.
– Trong suốt quá trình dưỡng trái, phun định kỳ sâu bệnh hại để phòng trừ sớm các loại côn trùng chích hút và nấm trái. Sử dụng các thuốc dạng sinh học để không gây nóng cho cây.