Các bước phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch

Bước 1: Cắt, Tỉa cành

Sau khi thu hoạch, nhà vườn nên tiến hành vệ sinh vườn:
– Cắt tỉa những cành yếu, cành sâu bệnh, cành khô, cành nhỏ, cuống quả còn sót trên cây.
– Loại bỏ các cành cấp 1 vô hiệu, những cành cấp 2 cách thân chính từ 60 – 80cm, cành thấp hơn mặt đất từ 70cm cũng nên cắt bỏ.
Việc này tạo sự thông thoáng cho vườn cây, tránh cạnh tranh về dinh dưỡng cũng như hạn chế sâu bệnh phát triển.

Ba Buoc Phuc Hoi Sau Rieng Sau Thu Hoach Voi Dam Ca 01 Scaled

Bước 2: Rửa vườn, cải tạo đất

– Sau khi cắt tỉa cành, bà con tiến hành khử trùng, sát khuẩn và tẩy rong rêu để phòng trừ nấm bệnh và vi khuẩn bằng Nano Cu hoặc phun các thuốc gốc đồng để rửa vườn
– Rải vôi, mỗi gốc rải khoảng 2-3 kg vôi bột. Rải vôi có tác dụng sát trùng, hạn chế tuyến trùng, nấm bệnh và tăng PH giúp cây hấp thụ NPK cao hơn
– Tùy thuộc vào độ pH đất mà bà con cần bón vôi với liều lượng thích hợp để giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp cho đất, tiêu diệt nguồn bệnh trong đất, nếu đất có độ pH trên 6.5 thì không cần phải bón

Dscf9210

Bước 3: Xới mô, kích rễ

– Sau khi dọn rửa vườn xong khoảng 10 ngày, bà con tiến hành dùng cuốc xới các mô xung quanh cây sầu riêng. Mục đích của việc làm này là giúp cho các vùng đất trở nên tơi xốp.
– Bà con tiến hành tưới vi sinh xung quanh mô giúp bộ rễ cây phục hồi nhanh, tăng cường hệ vi sinh vật có lợi cho đất kết hợp phun phân qua lá sẽ giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đa vi lượng thiết yếu cho cây, giúp cây phục hồi tốt, bung rễ mạnh, vọt đọt, xanh lá, cứng cây hơn.
– Sau mỗi mùa thu hoạch bà con cần phun phòng các loại bệnh ở rễ như nấm rễ và tuyến trùng gây u sần định kỳ. Bộ rễ là nơi hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi thân lá vì vậy việc phục hồi và phòng ngừa các bệnh ở rễ là rất quan trọng.

Cham Soc Sau Rieng Sau Thu Hoach

Bước 4: Phục hồi cây

– Bà con cần bổ sung dinh dưỡng cho cây. Nên bón kết hợp phân hữu cơ và phân vô cơ nhằm kịp thời bổ sung dinh dưỡng và vi sinh vật cho cây. Thời điểm bón phân thích hợp là sau thu hoạch khoảng 15 – 20 ngày.
+ Phân hữu cơ: Có thể sử dụng phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ vi sinh. Tùy vào sản lượng của cây ở mùa trước cũng như tuổi cây mà tính toán hàm lượng phân bón phù hợp cho cây. Đối với phân hữu cơ hoai, có thể bón từ 20-30kg/cây. Đối với phân hữu cơ vi sinh, sẽ bón hàm lượng từ 3-5kg/cây (liều lượng tham khảo)
+ Phân vô cơ: Giai đoạn này cần lưu ý tăng cường lượng phân đạm cũng như bổ sung một số phân trung vi lượng để cây sinh trưởng và hấp thu dinh dưỡng tốt. Lân và kali ở mức độ vừa phải.
+ Bổ sung thêm nấm đối kháng và vi sinh có lợi giúp cải tạo đất, phục hồi đất bị thoái hóa do sử dụng phân hóa học lâu năm.
– Lưu ý: Trong quá trình bón phân cho sầu riêng, bà con hạn chế tác động đến rễ vì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến cây. Khi bón phân cho cây sầu riêng nên bón theo tán cây và nên tạo rãnh để bón. Vừa giúp cây hấp thu hiệu quả mà lại hạn chế việc thất thoát phân.

Dscf9307

Bước 5: Quản lý sâu bệnh hại

– Sau khi thu hoạch cũng chính là thời điểm cây sầu riêng dễ bị tấn công bởi các loại sâu bệnh. Do đó, bà con cần xử lý nước, tưới và xịt các loại thuốc phòng bệnh dưới gốc cây để ngăn ngừa nấm mốc cũng như sự xâm chiếm của các loại sâu hại