Bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng

1. Biểu hiện:

Trên lá:

– Lá chuyển vàng dần, ban đầu là một vài cành, sau đó lan ra vàng toàn bộ cây.
– Lá có hượng tượng rũ xuống, cháy nhẹ ở chóp lá, gân lá màu xanh, lá mêm, dòn, rụng dần
Z4504149621059 87e48fcf973adf3bb83c985315a7b6da

Cây sầu riêng bị vàng lá thối rễ

Dưới rễ:

– Các đầu rễ non, rễ cám bị thối, phần vỏ rễ bị tuột ra khỏi phần lõi gỗ, có mùi hôi
– Những cây bệnh nặng rễ cái bị thối đen, rễ bị u sần, teo tóp
– Rễ sầu riêng bị thối khiến cây không thể hấp thu được nước và dinh dưỡng nuôi cây. Cây phát triển kém, không ra đọt, lá vàng úa, trái rụng dần. Khi bộ rễ bị thối toàn bộ, cây sẽ chết.
Z4504153827211 26180a047b39633a6eabe547c589328f

Rễ sầu riêng bị thối

2. Nguyên nhân Bị Vàng Lá do thối rễ

– Đất sét, khó thoát nước sau các đợt mưa dài ngày, khiến bộ rễ phải hô hấp yếm khí trong thời gian dài. Các chất độc sinh ra không được hóa giải, làm ngộ độc rễ, khiến rễ tổn thương, tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.
– Trước khi xuống giống trồng mới bà con không tiến hành xử lí hố trồng, đất vườn nên nấm bệnh, tuyến trùng gây hại ở trong đất không bị tiêu diệt. Chúng tiếp tục phát triển gây hại lên cây sầu riêng.
– Làm mô trồng âm sâu cổ rễ, mùa mưa độ ẩm lớn, nấm bệnh dễ phát sinh gây hại.
– Lạm dụng phân bón hóa học trong thời gian dài, các chất độn trong các loại phân bón này làm cho đất trở nên thoái hóa, chai cứng, tạo môi trường thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.

– Tận diệt cỏ trong vườn, khiến mặt đất bị rửa trôi xói mòn vào mùa mưa, thoát nước trong vườn kém, ngập úng làm chết rễ. Các vi sinh vật có lợi bảo vệ rễ bị tiêu diệt bởi các hóa chất diệt cỏ khiến quần thể vi sinh vật gây hại có cơ hội bùng phát tấn công rễ cây.

3. Các bước để xử lý bệnh thối rễ gây vàng lá ở cây Sầu Riêng

Đối với cây bệnh nhẹ:

Bước 1: Dùng cây sắt có đường kính khoảng 2-3 cm xăm lỗ để cho vi sinh thẩm thấu sâu xuống dưới đất. Các lỗ cách đều nhau khoảng 50 cm, và mỗi lỗ sâu khoảng 30 – 50cm. Xăm lỗ đều khắp mặt đất dưới tán cây rồi mới tưới Lalitha 21 lên.

Bước 2: Pha 100ml Lalitha + 250g Axit Humic vào phuy 200l nước tưới đều vào gốc và xung quanh tán (Liều lượng 10 gốc/phuy). Tiến hành tưới 3 lần liên tục, mỗi lần cách nhau 7 ngày với nồng độ và liệu lượng như trên

Bước 3: Sau 20 – 30 ngày xử lý, cây bắt đầu phục hồi, tiến hành rải đều phân hữu cơ quanh tán kết hợp tưới Lalitha 21 (Liều lượng: 100ml/200l nước, tưới 20-30 gốc)

Đối với cây bệnh nặng:

Bước 1: Cắt tỉa bớt các cành bị vàng lá

+ Thời điểm: Trời nắng ấm
+ Tiến hành cắt từ đỉnh đọt xuống 2 đến 3 mắt lá, tỉa bỏ hết những lá vàng, cắt bỏ những cành bị nhiễm bệnh nặng (mạch dẫn bị đen)

Bước 2: Xới xáo đất trước khi xử lý

+ Khoét sâu phần đất xung quanh gốc xuống khoảng 20 – 30 cm
+ Dùng cây sắt có đường kính khoảng 2-3 cm xăm lỗ để cho vi sinh thẩm thấu sâu xuống dưới đất. Các lỗ cách đều nhau khoảng 50 cm, và mỗi lỗ sâu khoảng 30 – 50cm. Xăm lỗ đều khắp mặt đất dưới tán cây

Z4515291974968 7e668641215decd0b07b72442a08ba4f

Bước 3: Xử lý thuốc

+ Lần 1: Pha 500g Aliette 800WG + 200g Mataxyl 500WP (hoặc Ridomil) vào phuy 200l nước, tưới đều vào gốc và xung quanh tán (tưới ướt đẫm lên vùng rễ bị nhiễm bệnh nặng) kết hợp phun ướt đều tán lá.
+ Lần 2: Sau 5-7 ngày tiến hành tưới và phun lặp lại với liều lượng như trên

Bước 4: Phục hồi cây

+ Lần 1: Sau khi xử lý thuốc 7-10 ngày, pha 100ml Lalitha + 250g Axit Humic vào phuy 200l nước tưới đều vào gốc và xung quanh tán (Liều lượng 10 gốc/phuy).
+ Lần 2: 7 ngày tiếp theo, tiến hành rải đều phân hữu cơ quanh tán kết hợp tưới Lalitha 21 (Liều lượng: 100ml/200l nước, tưới 20-30 gốc). Kết hợp phun dưỡng lá