Hướng dẫn sử dụng BiOz QUIK

Mh41
Sản phẩm BiOz QUIK: F
* Ủ DỊCH CÁ/TRÙN QUẾ:

Cứ 100 ml BiOz QUIK ủ được 80 – 100 kg phụ phẩm từ cá hoặc trùn quế thịt.
Bước 1: Phụ phẩm cá/ trùn quế băm nhỏ + vỏ dứa, đu đủ xanh (nếu có, khoảng 8 – 10 kg) + 50 lít nước sạch + 50 ml BiOz QUIK + 1 lít rỉ đường, khuấy trộn đều sau đó đậy nắp (có lỗ thoát khí).
Bước 2: Khoảng 5 – 7 ngày sau, bổ sung thêm 50 ml BiOz QUIK + 10 lít nước sạch. Khuấy đều.
Bước 3: Khoảng 25 – 30 tiếp theo, tiến hành lọc cặn lấy dịch và có thể sử dụng cho cây trồng.
Lưu ý: Phụ phẩm cá/ trùn quế… nếu được băm, xay nhuyễn thì thời gian ủ sẽ nhanh hơn.

* Ủ DỊCH CHUỐI/BÃ ĐẬU NÀNH/BÁNH DẦU:

Cứ 50 ml BiOz QUIK dùng ủ cho 100 kg phụ phẩm chuối hoặc bã đậu nành, bánh dầu.
Bước 1: Chuối hoặc bã đậu nành, bánh dầu + 50 lít nước sạch + 25 ml BiOz QUIK + 1 lít rỉ đường > Trộn đều sau đó đậy nắp (có lỗ thoát khí).
Bước 2: Khoảng 5 – 7 ngày sau, bổ sung thêm 25 ml BiOz QUIK + 10 lít nước sạch. Khuấy đều.
Bước 3: Khoảng 25 – 30 tiếp theo, tiến hành lọc cặn lấy dịch và có thể sử dụng cho cây trồng.

Mh42

* XỬ LÝ PHỤ PHẨM TẠI RUỘNG:

Xử lý hoai mục nhanh tàn dư, phụ phẩm tại đồng ruộng như: rơm rạ, thân lá rễ cây sau thu hoạch, cắt tỉa…
– Cứ 100 ml BiOz QUIK xử lý 3-5 tấn chất thải hữu cơ, tàn dư thực vật.
Lượng dùng trên diện tích: Tối thiểu 0,5 lít/ha (tùy vào lượng phụ phẩm, tàn dư mà tăng lượng vi sinh).
– Trước khi phun vi sinh, nên băm nhỏ hoặc cày vùi phụ phẩm (rơm rạ…) vào trong đất, tưới ẩm và nên phun vào chiều mát. Độ ẩm tốt nhất là 50-60%.
* Sản phẩm có thể hoà đậm đặc (đủ lượng thuốc/diện tích) đáp ứng kỹ thuật phun máy bay mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây.

* TƯỚI/PHUN TRỰC TIẾP VI SINH BiOz QUIK VÀO BAO PHÂN TẠI GỐC:

Bước 1: Pha 100 ml BiOz QUIK + 1 kg rỉ đường + 50 lít nước > Khuấy đều và để 24-48 tiếng (có thể để lâu hơn, tối đa 7 ngày nên dùng hết).
Bước 2: Pha thêm với khoảng 200-400 lít nước (hoặc pha với lượng vừa đủ dùng), tưới/phun đều vào các bao phân (thường là phân bò) đã rạch vỏ ở từng gốc. Xử lý được cho 3 tấn phân chuồng (độ ẩm phân 30-50%).
Lưu ý: Trước khi tưới/phun vi sinh QUIK, nên tưới ẩm bao phân trước. Nên tưới/phun vi sinh vào sáng sớm hoặc chiều mát. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho cây trồng, bà con nên ủ riêng thành đống, trước khi bón vào gốc.

Dscf9292

* QUY TRÌNH Ủ PHÂN COMPOST TỪ PHỤ PHẨM, TÀN DƯ THỰC VẬT

Nguyên liệu:
– Phụ phẩm cây trồng: 1 tấn
– Rỉ đường: 2 kg
– Chế phẩm BiOz QUIK: 30 ml
Vật tư: Thùng chứa 200 lít, Vòi phun, dây dưới, bình tưới (odoa), Cuốc, xẻng, cào, Bạt phủ…
Quy trình ủ:
Bước 1: Chuẩn bị dung dịch chế phẩm và nguyên liệu
– Pha 15 ml chế phẩm BiOz QUIK + 1 kg rỉ đường + 30 lít nước. Cần chuẩn bị dung dịch chế phẩm trước 24-48 giờ, để các vi sinh vật có lợi trong BiOz QUIK phát triển.
– Băm nhỏ nếu nguyên liệu to, khô cứng… để quá trình ủ càng nhanh phân huỷ hơn.
Bước 2: Phối trộn nguyên liệu
– Nguyên liệu được trải đều từng lớp trên nền xi măng hoặc nền đất cứng có lót bạc. Độ dày mỗi lớp nguyên liệu từ 20 – 25 cm (Nên ủ trong nhà có mái che là phù hợp nhất).
– Dùng vòi sen để tưới dung dịch chế phẩm lên bề mặt nguyên liệu. Đảm bảo tưới ướt đều, độ ẩm đạt khoảng 60 – 65%. Trong quá trình tưới chế phẩm sẽ kết hợp trộn đều đống ủ để đảm bảo ướt đều.
Lưu ý:
• Nếu nguyên liệu bị khô thì cần phải tưới thêm nước để đảm bảo độ ẩm của nguyên liệu đạt từ 60 – 65%.
• Khi tưới dung dịch chế phẩm nếu sử dụng bằng bình o-doa thì nên pha dung dịch chế phẩm ban đầu với thêm khoảng 70 lít nước để khi tưới đều hơn.
Bước 3: Đảo trộn và che đậy đống ủ
– Đảo trộn đống ủ để đảm bảo ướt đều và độ ẩm đạt khoảng 60 – 65%.
– Chất đống ủ thành hình tròn có bàn kính khoảng 2,5 – 3 mét (nếu khối lượng ủ lớn thì nên chất đống ủ có chiều rộng từ 4 – 4,5 mét, chiều cao từ 1,2 – 1,5 mét, chiều dài tùy vào lượng nguyên liệu).
– Nếu ủ ngoài trời, dùng bạt che phủ đống ủ để đảm bảo chất lượng đống ủ.
– Vét rãnh xung quanh đống ủ, hạn chế nước rỉ tràn lan ra môi trường xung quanh.
Bước 4: Kiểm tra đống ủ và bổ sung chế phẩm
– Sau khoảng 7 ngày sau ủ, tiến hành bổ sung thêm chế phẩm (liều lượng: 15 ml BiOz QUIK + 1 lít rỉ đường + 30 lít nước) kết hợp đảo trộn đống ủ, đảm bảo độ ẩm đạt khoảng 60 – 65%. Sau đó gom đống ủ lại và che phủ kín.
Bước 5: Kiểm tra đống ủ: Khoảng 18 – 20 ngày sau ủ, kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ đống ủ và tiến hành đảo trộn đống ủ, nếu đống ủ khô sẽ bổ sung thêm nước.
Bước 6: Kiểm tra chất lượng đống ủ
– Khoảng 28 – 30 ngày sau ủ, ta tiến hành kiểm tra độ phân hủy của đống ủ, nếu thấy nhiệt độ đống ủ giảm, đống ủ tơi xốp thì có thể đem sử dụng cho cây trồng.
Lưu ý: Có thể phối trộn thêm phân chuồng các loại (chiếm tỉ lệ từ 20 – 30% nguyên liệu đống ủ) để thúc đấy quá trình hoạt hóa & tăng hàm lượng dinh dưỡng nguyên liệu.

Dscf3036

* QUY TRÌNH Ủ PHÂN CHUỒNG KẾT HỢP XÁC BÃ THỰC VẬT:

Nguyên liệu:

Phân chuồng: 200 – 300 kg
Xác bã thực vật: 700 – 800 kg
Rỉ đường: 2 kg
BiOz QUIK: 30 ml

Quy trình:

Bước 1: Chuẩn bị chế phẩm: 15ml BiOz QUIK + 1 kg rỉ đường + 30 lít nước.
Bước 2: Phối trộn nguyên liệu: tưới chế phẩm ướt đều toàn bộ nguyên liệu ủ.
Bước 3: Đảo trộn và chất đống ủ: rộng 4 – 4,5m, cao 1,2 – 1,5 m.
Bước 4: Kiểm tra và bổ sung chế phẩm, 7 ngày sau ủ.
Bước 5: Kiểm tra, thêm nước, đảo đống ủ, khoảng 18 – 20 ngày sau ủ.
Bước 6: Kiểm tra chất lượng đống ủ, sử dụng sau 28 – 30 ngày ủ.

 

Sản phẩm BiOz QUIK: F

Dscf2661