Hướng dẫn sử dụng Lalitha 21 cho cây sầu riêng

Liên hệ để lấy thông tin Đại lý gần nhất: Điện thoại/Zalo: 0961 086 986
  • CÂY TỪ 1 – 3 NĂM TUỔI:
a) Thời kỳ: Sau khi trồng cây con (Tưới 2 lần)
–  Pha 1 chai (100 ml) Lalitha 21 với nước (lượng vừa đủ), chia tưới đều quanh gốc cây (tưới được 40 cây).
+ Lần 1: Tưới ngay sau khi vừa trồng vào hố xong.
+ Lần 2: Cách lần 1 khoảng 15 ngày.
–  Lưu ý: Cây trồng mới rất cần dùng Vi sinh đa chủng Lalitha 21 để giúp phòng sớm bệnh thối rễ vàng lá, nứt thân xì mủ…
b) Thời kỳ: Bón thúc định kỳ (Tưới 3 – 4 lần/năm)
–  Pha 1 chai (100 ml) Lalitha 21 với nước (lượng vừa đủ), chia tưới đều quanh gốc cây (tưới được 30 – 40 cây, tùy cây lớn nhỏ).
+ Cách nhau: 3 – 4 tháng/lần.
–  Sử dụng kết hợp cùng với đợt bón phân hữu cơ để phát huy tối đa hiệu quả. Có thể pha chung được với humic và các loại dung dịch hữu cơ khác (dịch trùn quế, dịch đạm cá, amino rong tảo biển…)
  • CÂY TỪ 4 NĂM TUỔI TRỞ LÊN:
c) Thời kỳ: Sau thu hoạch (Tưới 1 lần)
–  Sau 10 – 15 ngày dọn dẹp và rửa vườn xong. Pha 1 chai (100  ml) Lalitha 21 với nước (lượng vừa đủ), chia tưới đều quanh gốc cây (tưới được 10 – 20 cây, tùy cây lớn nhỏ).
–  Sử dụng kết hợp cùng với đợt bón phân hữu cơ để phát huy tối đa hiệu quả. Có thể pha chung được với humic và các loại dung dịch hữu cơ khác (dịch trùn quế, dịch đạm cá, amino rong tảo biển…).
d) Thời kỳ: Dưỡng cơi đọt (Tưới 2 – 3 lần)
Khi chuẩn bị làm cơi đọt mới:
–  Pha 1 chai (100ml) Lalitha 21 với nước (lượng vừa đủ), chia tưới đều quanh gốc cây (tưới được 20 – 30 cây, tùy cây lớn nhỏ).
–  Sử dụng kết hợp cùng với đợt bón phân hữu cơ để phát huy tối đa hiệu quả. Có thể pha chung được với humic và các loại dung dịch hữu cơ khác (dịch trùn quế, dịch đạm cá, amino rong tảo biển…).
e) Thời kỳ: Dưỡng trái (Tưới 1 – 2 lần)
–  Khi trái được hơn 1 kg (khoảng 50 – 60 ngày trở lên), pha 1 chai (100 ml) Lalitha 21 với nước (lượng vừa đủ), chia tưới đều quanh gốc cây (tưới được 20 – 30 cây, tùy cây lớn nhỏ).
Cách nhau: 1 – 2 tháng/lần.
–  Sử dụng kết hợp cùng với đợt bón phân hữu cơ để phát huy tối đa hiệu quả. Có thể pha chung được với humic và các loại dung dịch hữu cơ khác (dịch trùn quế, dịch đạm cá, amino rong tảo biển…).
Chú thích:
Do vi sinh hoạt động tốt trên nền hữu cơ, nên khi sử dụng Lalitha 21 cần kết hợp cùng các dòng phân hữu cơ để phát huy tối đa công dụng. Các dòng phân hữu cơ thông thường bao gồm:
– Phân hữu cơ: Dạng phân bột hoặc dạng viên.
– Dung dịch hữu cơ: Dịch đạm cá, trùn quế, đậu nành, dịch chuối, dịch rong tảo biển…
– Chế phẩm: Amino, humic, fulvic… 
  • NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT:
Trường hợp 1. Đối với những vùng đất canh tác lâu năm, vùng đất bạc màu, đất nén dẻ, thoát nước kém, pH đất thấp (< 5). Cần tiến hành xử lý cải tạo với Lalitha 21 như sau:
– Dùng Lalitha 21 kết hợp với các dòng hữu cơ để cải tạo đất (vào giai đoạn sau khi trồng mới, sau thu hoạch…).
– Liều lượng:
  • Pha 1 chai (100ml) Lalitha 21 với nước (lượng vừa đủ), chia tưới đều quanh gốc cây (tưới cho 10 cây).
  • Cách 15 ngày/lần. Tưới 2 – 3 lần liên tiếp.
Trường hợp 2. Đối với cây bị suy, đang bị bệnh vàng lá thối rễ, bệnh nứt thân xì mủ, thối cổ rễ… ( hoặc các bệnh liên quan do nấm khuẩn trong đất gây ra), thì xử lý như sau:
Bước 1: Cắt tỉa bớt các cành bị hư hại vàng lá, cành khô (nếu cây biểu hiện nặng)
+ Thời điểm: Lúc trời nắng ấm.
+ Tiến hành cắt từ đỉnh đọt xuống 2 đến 3 mắt lá, tỉa bỏ hết những lá vàng, cắt bỏ những cành bị nhiễm bệnh nặng (mạch dẫn bị đen, khô).
Bước 2: Xới xáo đất trước khi xử lý
+ Khoét sâu phần đất xung quanh gốc xuống khoảng 20 – 30 cm.
+ Dùng cây sắt có đường kính khoảng 2 – 3 cm để xăm lỗ đều dưới tán cây (Các lỗ cách đều nhau khoảng 50 cm và mỗi lỗ sâu khoảng 30 – 50 cm).
Nếu không trang bị được cây sắt như trên, có thể dùng cây 3 chĩa hoặc dùng vòi phun (súng) áp lực bắn sâu xuống dưới đất để cho vi sinh thẩm thấu sâu và rộng hơn.
Bước 3: Trị bệnh (Công thức dùng xử lý cho 10 cây)
  • Lần 1: Pha 500g Aliette 800WG + 200g Mataxyl 500WP (hoặc Ridomil + Tevigo) vào phuy 200 lít nước, chia ra tưới đều vào gốc và xung quanh tán của 10 cây.
Lưu ý:
+ Hãy tưới ướt đẫm lên vùng rễ bị nhiễm bệnh nặng, gồm phần cổ rễ), ngoài ra cũng cần kết hợp phun ướt đều trên tán lá.
+ Trường hợp thối gốc, ta tiến hành pha nồng độ đậm đặc quét trực tiếp lên vết thương.
  • Lần 2: Sau 5 – 7 ngày, tiến hành tưới và phun lặp lại với liều lượng như trên.
Bước 4: Phục hồi bộ rễ
  • Lần 1: Sau khi xử lý thuốc hóa học được 7 – 10 ngày.
Pha 1 chai (100ml) Lalitha 21 + 500g Axit Humic vào phuy 200 lít nước, chia ra tưới đều vào gốc và xung quanh tán (10 gốc/phuy).
  • Lần 2: Sau 7 ngày, tiến hành tưới lặp lại như lần 1 với nồng độ và lượng như trên.
Lưu ý:
Có thể tưới thêm lần 3, lần 4 nếu cây bị nặng, chưa thấy ra được rễ mới.
Bước 5: Phục hồi cây
  • Khi bộ rễ cây bắt đầu phục hồi (cây có thể đủ sức bắt đầu ra chồi non), tiến hành rải đều 3 – 5 kg phân hữu cơ, sau đó pha 1 chai (100ml) Lalitha 21 vào phuy 200 lít nước tưới đều quanh tán (10 gốc/phuy).
Lưu ý:
+ Ngoài ra, có thể thay thế phân hữu cơ bằng các dòng hữu cơ khác như đạm cá, dịch trùn quế, rong tảo biển, amino…
+ Định kỳ vẫn kết hợp phun dưỡng lá và thuốc phòng trị côn trùng (10 – 15 ngày/lần).

Liên hệ để lấy thông tin Đại lý gần nhất: Điện thoại/Zalo: 0961 086 986
 ⸎ CÁC LƯU Ý CHUNG:
– Lắc đều chai trước khi sử dụng.
– Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
– Chỉ sử dụng Lalitha 21 để tưới dưới đất, không có tác dụng khi phun trên lá.
– Thùng, bồn chứa dùng để pha Lalitha 21 cần phải được rửa sạch trước khi sử dụng, tránh để phân thuốc hoá học còn đọng lại làm chết vi sinh (xả hết nước dư trong đường ống).
– Cần tưới ẩm đất trước khi tưới vi sinh Lalitha 21.
– Nên tưới vi sinh vào sáng sớm hoặc chiều mát là phù hợp nhất.
– Tưới vi sinh Lalitha 21 đều khắp mặt đất dưới tán cây.
– Không pha chung hoặc sử dụng chung với phân – thuốc hoá học. Cần dùng cách ly với phân – thuốc hóa học tối thiểu 5 – 7 ngày.
– Có thể pha chung Lalitha 21 với các loại phân bón hữu cơ dạng lỏng (dịch trùn quế, đạm cá, đạm đậu nành, dịch chuối, dịch rong tảo biển,…) hoặc các loại axit humic, amino axit, chế phẩm sinh học khác,…
– Tỉ lệ pha với nước: Có thể pha với lượng nước vừa đủ (từ 200 lít trở lên), miễn sao chia đều cho đúng số cây khuyến cáo như trên.

Vườn Sầu riêng của anh Huấn tại xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

 

Vườn Sầu riêng của anh Tiên tại xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng

 

Vườn Sầu riêng của anh Dương tại xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng