Hiện tượng cháy lá sầu riêng – Nguyên nhân và Giải pháp khắc phục

I. Hiện tượng cháy lá sầu riêng:

Hiện tượng thường thấy nhất là ở những lá già xuất hiện khô phần đuôi lá, đến khi cây mang trái thì lá bị cháy khô hơn một nửa lá. Những cây bị nặng có thể cháy gần hết cả lá và lá sẽ rụng do không có khả năng quang hợp.
Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới phần ngọn bị trơ cành, còi cọc, trái non rụng nhiều và cây phát triển kém.

Chay Lá

II. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

1. Các nguyên nhân gây ra hiện tượng cháy lá

– Nguyên nhân trước tiên là bộ rễ sầu riêng kém phát triển ở điều kiện nhiệt độ cao, rễ không kịp hút nước để cung cấp cho quá trình thoát hơi nước của lá, làm cho lá bị cháy.

Cháy Rễ
– Nguyên nhân thứ 2 là đất nghèo hữu cơ, độ pH thấp, khả năng giữ nước kém.
– Nguyên nhân thứ 3 là cây dễ bị nhiễm bệnh do nấm Rhizoctonia solani hoặc nấm Phytophthora sp tấn công vào thời điểm những cơn mưa đầu mùa.
– Nguyên nhân thứ 4 là sử đụng phân bón lá có hàm lượng đạm cao, không cân đối sẽ làm mỏng lá do lá có xu hướng hút nước nhiều hơn.

Tai Sao Sau Rieng Bi Chay La 03
– Nguyên nhân thứ 5 là cây bị “stress” trong giai đoạn hãm nước làm bông đối với sầu riêng, đến khi bông được 30 đến 40 ngày thì mới có biểu hiện trên lá nhưng thực chất cây đã bị từ giai đoạn mắt cua (thời kỳ cây sầu riêng phân hóa mầm hoa ở đoạn mắt cua của cây).
– Ngoài ra, cần kiểm tra những yếu tố khác như tưới nước quá nhiều vào gốc gây thối rễ hay quá trình phun các loại thuốc hóa học có nồng độ cao cũng gây ra hiện tượng cháy đầu lá

2. Giải pháp khắc phục

– Sử dụng phân bón vi sinh Lalitha 21 kết hợp phân humic tưới xung quanh gốc để giúp hạn chế tối đa nấm bệnh trong đất, đồng thời kích thích cây ra rễ mạnh giúp cây dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng

Z4495942046511 64096ec122da224b4bddd50050bee144
– Chọn và sử dụng phân bón lá có hàm lượng dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cân đối, có khả năng hấp thu tốt, giúp lá dày và xanh hơn. Đồng thời, cần bổ sung thêm kali ở dạng dễ hấp thu để cân bằng lại quá trình hút và thoát nước.
– Những vườn sầu riêng sau thu hoạch, cần xới xáo lại đất, trồng các lại cỏ nhỏ xung quanh gốc (cỏ trai, lạc hoang…) bổ sung các loại phân hữu cơ kết hợp tưới Lalitha 21 để cải tạo cấu trúc đất, giúp đất cân bằng pH, nâng EC, giúp cho bộ rễ phát triển mạnh để cung cấp dinh dưỡng và nước cho cây tốt hơn.