Tết Đoan Ngọ còn được gọi là ‘Tết giết sâu bọ’

Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương (nhằm ngày mùng 5 tháng 5 theo âm lịch) là một ngày Tết truyền thống tại một nơi như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt cộng đồng.

5319ed4a 66ca 438f A556 Eee29af8c78d

Các món ăn, hoa quả, bánh ú, cơm rượu… trong ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: internet.

Đoan Ngọ được hiểu là gì?

‘Đoan’ nghĩa là mở đầu, ‘Ngọ’ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 1 giờ chiều, và ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày Hạ Chí.

Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.

Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng 5 (âm lịch) được lưu truyền theo nhiều kiểu khác nhau ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Tại Việt Nam còn coi mùng 5 tháng 5 (âm lịch) là “Tết giết sâu bọ”, vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này có tục “giết sâu bọ” bằng cách sáng sớm chưa ăn uống gì đã được lót dạ bằng hoa quả đương mùa và rượu nếp. Trẻ con được treo cho những túi bùa bằng vụn lúa các màu khâu thành hình trái đào, quả khế, quả quất… buộc chỉ ngũ sắc kết tua (gọi là bùa tua bùa túi), móng tay móng chân được nhuộm đỏ bằng lá móng (trừ ngón tay trỏ và ngón chân kề ngón cái), bôi hồng hoàng (một vị thuốc có màu đỏ pha vàng) vào thóp, vào ngực, vào rốn… để trừ tà ma bệnh tật. Có nơi phụ huynh bôi vôi vào cổ cho con cái lúc đi ngủ để trừ bệnh tật.

Hdfj

Bùa ngũ sắc dùng cho trẻ con để phòng từ tà ma, bệnh tật. Ảnh: internet.

Trong tết này, các gia đình có làm lễ cúng gia tiên, cỗ cúng có cả chay lẫn mặn. Ở một số vùng quê, vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) ngày mồng 5 tháng 5, nhiều người còn đi hái lá làm thuốc, vì tin rằng lá hái trong giờ phút này dù chỉ là các lá thông thường như lá chanh, lá bưởi, kinh giới, tía tô, ngải cứu, sen vồng…, đều trở nên công hiệu hơn rất nhiều. Ở một số vùng, người dân còn có tục lệ khảo mít: một người ở dưới đất gõ vào gốc mít tra khảo, một người trèo lên cây thay mặt cây mít trả lời, với hy vọng sang năm cây cối sai quả.

1623673909 Tuckhaocay A

Tục ‘khảo mít’ vào giữa trưa ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: internet.

Tết Đoan Ngọ là Tết thu hút sự chú ý của khá nhiều người Việt Nam xưa và nay, nó chỉ đứng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Thành lệ, cứ đến sáng sớm ngày mồng 5, người ta cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, chè hạt sen, chè đỗ đen, trứng luộc, kê, bánh đa, mận, muỗm, dưa hấu, uống nước dừa… bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam thần đơn hoặc bôi phẩm hồng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để trừ trùng.

Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu.

Tet Doan Ngo 2022 Ngay Nao Nguon Goc Y Nghia Tet Doan Ngo 202206021512199600

Dẫu qua bao biến đổi về thời cuộc, song Tết Đoan Ngọ vẫn tồn tại trong lòng người dân đất Việt như một phong tục đẹp, với ý nghĩa thiêng liêng về đạo lý làm người. Ảnh: internet.

Trong những tục lễ của ngày Tết Đoan Ngọ, có lẽ tục người ta chú ý nhất là tục lễ sêu – một tục lệ mang đầy tính nhân văn giữa người với người, con cháu với ông bà, cha mẹ, người bệnh với thầy thuốc, học trò với thầy giáo. Những chàng trai đã dạm vợ hoặc hỏi vợ nhưng chưa cưới thường đi sêu bố mẹ vợ nhân ngày Tết Đoan Ngọ.

CHẾ PHẨM SINH HỌC TRỊ NẤM BỆNH, CÔN TRÙNG GÂY HẠI

Slide1 Slide2 Slide3

Slide4 Slide5 Slide6