CÔNG TY CỔ PHẦN SINH HỌC THIÊN AN
Nuôi dưỡng giá trị thiên nhiên
Nuôi dưỡng giá trị thiên nhiên
Sầu riêng sượng cơm là tình trạng khiến nhiều nhà vườn mất trắng vụ mùa dù trái nhìn ngoài rất đẹp. Trái chín nhưng cơm bị chai, khô, không mềm dẻo, không thơm — ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng thương phẩm và giá bán. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng sượng cơm ở sầu riêng.
Sượng cơm là hiện tượng cơm trái không chín đều, có phần bị chai cứng hoặc khô xốp, ăn không ngọt, không dẻo, có khi mất mùi thơm. Trái có thể bị sượng 1–2 múi hoặc toàn bộ.
Kali là dưỡng chất giúp chuyển hóa tinh bột thành đường, tăng độ mềm và ngọt của cơm. Thiếu Kali → trái lớn nhưng không “hoàn thiện” về chất lượng → cơm bị sượng.
Ngoài ra, thiếu Canxi cũng là nguyên nhân tiềm ẩn gây sượng cơm. Canxi kết hợp với Kali giúp hình thành vách tế bào và chuyển hóa dinh dưỡng trong cơm trái. Nếu thiếu một trong hai yếu tố này, cấu trúc cơm sẽ phát triển không đồng đều, dễ khô cứng hoặc chai sượng.
Bón nhiều đạm khi trái đã đậu dễ làm cây nuôi lá hơn nuôi trái → trái phát triển hình thức nhưng cơm không chắc, dễ bị khô sượng.
Tưới dồn sau thời gian đất khô làm rối hấp thu dinh dưỡng, đặc biệt là Kali → trái lớn nhanh nhưng không tích lũy chất → sượng cơm.
Nắng gắt, mưa dồn dập, thu hoạch trong điều kiện đất quá ẩm hoặc sau mưa lớn đều làm rối quá trình chín sinh lý → cơm không đạt chuẩn.
✅ Bón đủ và đúng Kali và Canxi trong giai đoạn nuôi trái
Song song với Kali, bà con nên bổ sung Canxi và Bo giai đoạn sau khi đậu trái 25–30 ngày để hỗ trợ hình thành vách tế bào, nuôi cơm đều. Có thể sử dụng sản phẩm như Fulmino, Canxi-Bo hoặc vi lượng tổng hợp bằng cách phun lá hoặc vô trái định kỳ 7–10 ngày/lần để giữ trái lớn đều, ổn định chất lượng.
Từ 45 ngày sau đậu trái trở đi, nên phun bổ sung Kali chelate để tăng hiệu quả chuyển hóa đường, đẩy nhanh quá trình hoàn thiện cơm. Lưu ý: Tùy tốc độ phát triển của trái, kiểm soát lượng đạm đưa vào cây nếu mưa nhiều hoặc cây ra đọt mạnh, tránh gây mất cân đối dinh dưỡng.
✅ Cân đối dinh dưỡng – hạn chế đạm
✅ Kiểm soát nước tưới
Duy trì độ ẩm đất trong ngưỡng 70–75%, tránh để khô rồi tưới dồn dễ gây sốc rễ. Mưa kéo dài cũng cần thoát nước kịp để tránh ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng.
✅ Hỗ trợ bằng vi sinh và chất điều hòa tự nhiên
Ngày đăng: 16:57 22/05/2025 - cập nhật lúc: 19:23 24/05/2025