Một số loại bệnh hại trên cây hồ tiêu

1. Bệnh vàng lá (bệnh chết chậm)

Biểu hiện: Bước đầu cây sinh trưởng và phát triển chậm, các lá già thường bị vàng, sau đó héo và rụng, tiếp theo là các đốt bị rụng, cây ra hoa và đậu quả kém dẫn đến năng suất và chất lượng giảm. Hiện tượng cây sinh trưởng kém, vàng lá thường xuất hiện thành từng vùng cục bộ sau đó lan rộng ra nhiều trụ tiêu và nhiều vùng, triệu chứng vàng và rụng lá, rụng đốt thường phát triển chậm và kéo  dài, rễ của cây phát triển kém, rễ nốt sần, đầu rễ bị thối, khi bị nặng thì các rễ chính và phụ đều bị thối.
Nguyên nhân gây bệnhRễ cây tiêu bị tấn công do tuyến trùng Meloidogyne incognita và thối đầu rễ là do sự gây hại của một số loài nấm, chủ yếu là: Fusarium solaniPhytophthora spp, Pythium spp…. Tuyến trùng tấn công trước, tạo ra những vết thương và nốt sưng trên rễ sau đó nấm xâm nhập làm thối rễ.

Mh48

2. Bệnh thối rễ do nấm Phytophthora (bệnh chết nhanh)

Biểu hiện: Bệnh xuất hiện trên tất cả các bộ phận và ở các giai đoạn sinh trưởng của cây tiêu, nhưng phổ biến nhất là ở phần thân nằm trong đất và nơi tiếp giáp với mặt đất, khi nấm bệnh tấn công vào phần thân ngầm sẽ làm cây tiêu chết đột ngột và gọi là bệnh chết nhanh. Dây tiêu bị bệnh có triệu chứng lá bị héo nhưng vẫn còn xanh. Sau đó lá úa vàng, héo rũ, chết khô cùng với dây trên cây. Thời gian từ khi lá bắt đầu héo đến khi dây tiêu bị chết rất nhanh, thường chỉ trong vòng 5-15 ngày.
Nguyên nhân gây bệnh:
+ Bệnh do nấm Phytophthora spp. gây hại. Thường xuất hiện trong mùa mưa và tập trung ở những vườn không thoát nước tốt, năm nào mưa nhiều và kéo dài thì bệnh thường gây hại nặng và lây lan nhanh, đôi khi thành dịch. Ngược lại những năm có hạn hán kéo dài, cây sinh trưởng kém và sức đề kháng của cây yếu nên cây cũng dễ bị nấm tấn công hơn trong mùa mưa.
+ Nấm bệnh chủ yếu sống trong đất và lây lan từ đất qua nước mưa; nước tưới; thân, cành, lá tiêu bị bệnh rụng xuống đất. Thân, cành, lá thường bị nhiễm bệnh trong mùa mưa. Các vườn ẩm thấp, các cây có bộ tán lá rậm rạp là điều kiện thích hợp cho nấm bệnh phát triển.

Mh49

3. Bệnh khảm lá và xoăn lá

Biểu hiện: Có nhiều triệu chứng của bệnh virus trên cây tiêu nhưng nhìn chung có 3 triệu chứng phổ biến: khảm lá, khảm lá biến dạng, xoăn lùn.
+ Triệu chứng khảm lá: Lá không bị biến dạng, có các vết khảm nhẹ trên lá bánh tẻ, giống như triệu chứng thiếu vi lượng. Cây vẫn phát triển bình thường và cho năng suất thấp.
+ Triệu chứng khảm lá biến dạng: Lá biến dạng, mép lá quăn, gợn sóng, lá dài và hẹp lại, lá xoăn cuốn vào trong, dày và giòn, bề mặt lá nhăn nhúm. Lá bị mất diệp lục, có khảm đốm vàng hay vệt trắng theo gân chính của lá. Cây vẫn phát triển chiều cao và cho quả, nhưng cành nhánh phát triển kém, cành thường ngắn, nhỏ, ra hoa ít, chùm quả thưa ít hạt, năng suất thấp.
+ Triệu chứng xoăn lùn (tiêu điên): Cây bị bệnh thường có lá rất nhỏ, biến dạng, mặt lá sần sùi; lá dày và giòn; mép lá gợn sóng, mất diệp lục từng phần hay toàn bộ lá, ngọn tiêu nhỏ lại và ra rất nhiều ngọn tạo thành búi lớn sát gốc. Các lóng đốt của cây tiêu ngắn lại, làm cho chiều cao cây cũng thấp hẳn so với cây bình thường. Triệu chứng này thường gặp ở vườn tiêu kiến thiết cơ bản.
Nguyên nhân gây bệnh: Do virus gây hại. Do sự chích hút của côn trùng (rầy, rệp, bọ xít), nhện đỏ lây lan.

Mh50

4. Bệnh nấm hồng

Biểu hiện: Lúc mới bệnh thân và cành tiêu có một lớp nấm màu hồng sau đó chuyển sang màu hồng nhạt, rồi chuyển sang màu sáng trắng. Nấm hồng làm khô nứt lớp vỏ của dây tiêu, làm cho các mạch dẫn nhựa của dây bị hủy hoại, dẫn đến hậu quả dây tiêu khô dần và chết.
Tác nhân gây bệnh: Do nấm Corticium Salmonicolor gây hại chủ yếu trên thân và cành tiêu. Những vườn tiêu trồng lâu năm bằng choái sống không được tỉa cành choái vào mùa mưa, vườn tiêu quá rậm rạp, độ ẩm không khí cao, bón thừa đạm nhưng thiếu phân lân và Kali, không bón phân hữu cơ thì thường bị bệnh nấm hồng rất nhiều

5. Các bệnh khác trên lá

– Bệnh thán thư: Trên lá có những đốm lớn màu vàng sau đó chuyển thành màu nâu và đen dần. Vết bệnh có hình dạng không nhất định. Khi già rìa vết bệnh có quầng đen rộng bao quanh, phân cách giữa phần mô bệnh và mô khỏe.Các vệt cháy thường xuất hiện ở đầu mép lá. Bệnh cũng có thể tấn công vào gié bông, gié quả làm bông, hạt bị khô đen hoặc cũng có thể gây hại thân nhánh cây tiêu làm tháo đốt, khô cành. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường phát triển mạnh trong mùa mưa.

Than Thu

Bệnh đen lá: Cũng thường xuất hiện ở đầu lá, vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ có màu vàng sau phát triển lớn dần và chuyển thành màu nâu đen. Khi vết bệnh già, thì chuyển thành màu xám, có thể có quầng đồng tâm nhưng không có viền đen bao quanh ngăn cách phần mô bệnh và mô khỏe, đây là điểm chính để phân biệt bệnh thán thư và bệnh đen lá.
Bệnh đốm lá: Các vết bệnh lấm chấm đen xuất hiện ở cả mặt trên và mặt dưới lá, tập trung ở vùng gần gân lá. Lá bị bệnh nặng thì vàng và rụng.
Bệnh tảo đỏ: Các vết bệnh thường xuất hiện ở mặt trên lá. Vết bệnh tròn, có màu cam, rờ thấy như lớp nhung mịn, hơi gồ lên trên bề mặt lá. Bệnh cũng có thể tấn công cành quả và dây thân.
Tao Do

Nguồn tham khảo: Trung tâm khuyến nông tỉnh Lâm Đồng

VI SINH ĐA CHỦNG LALITHA 21 

Chế phẩm chức năng với 21 chủng vi sinh có lợi, đối kháng mạnh với nấm khuẩn gây hại rễ, ức chế sự phát triển của tuyến trùng…

Xem Chi Tiet

Z5240633151105 D3ac4f1de8bae071637614d183872107